Top 5 vật phẩm phong thủy – Kỳ I: Tỳ Hưu – Linh vật phong thủy mang đến tài lộc, công danh

Tỳ Hưu, tên khác là “Tịch Tà, Thiên Lộc”, là một loại Thần thú hung mãnh theo ghi chép của sách cổ Trung Quốc và thần thoại truyền thuyết dân gian.

Bạn có thể xem Tỳ hưu đá phong thủy tại đây!

Vật phẩm phong thủy từ đá thạch anh tóc vàng dành cho bạn đây!
Học giả phong thuỷ Trung Quốc cổ đại cho rằng Tỳ Hưu là loài Thần thú chuyển họa thành cát. Từ xưa đến nay, trên có bậc đế vương, dưới là bách tính muôn dân đều yêu thích sưu tập và sử dụng vật phẩm Tỳ Hưu. Theo truyền thuyết, Tỳ Hưu ngoại trừ tác dụng rõ ràng là mở vận, chiêu tài, trừ tà thì còn có trấn trạch, hóa Thái tuế, thúc đẩy nhân duyên. Theo phong thủy, với trang sức tạc hình Tỳ Hưu mọi người tin tưởng nó có thể mang đến điềm vui cùng vận may. Thời cổ đại Tỳ Hưu thường được dùng để gọi tên xưng quân đội.

Ngày nay, việc sử dụng trang sức Tỳ Hưu khá là phổ biến, vậy Tỳ Hưu là gì, xuất hiện từ đâu, hình thái như thế nào, ý nghĩa của việc sử dụng trang sức Tỳ Hưu và những điều lưu ý khi sử dụng sẽ nói rõ ở bài viết này.

ty-huu-thach-anh-tim

Tỳ Hưu – Lịch sử hình thành

Tỳ Hưu, hay Thiên Lộc, Tịch Tà, Bách Giải, là bốn cái tên nói về một loài Thần Thú cổ đại trong thần thoại Trung Quốc, với đầu Rồng, thân Ngựa, chân Kỳ Lân, trông như Sư Tử, màu lông xám trắng, có cánh bay. Tỳ Hưu hung mãnh uy vũ, nó ở trên trời phụ trách dò xét công tác, ngăn cản yêu ma quỷ quái và ôn dịch bệnh tật gây nhiễu loạn Thiên Đình.
Truyền thuyết ghi lại rằng, do Tỳ Hưu xúc phạm điều cấm trên Thiên Đình, Ngọc Hoàng đại đế phạt nó lấy tiền tài ở bốn phương tám hướng làm thức ăn, đồng thời lại bịt lại hậu môn, khiến Tỳ Hưu có thể nuốt vạn vật nhưng lại không thể tiêu hóa, có ăn vào mà không nhả ra, thần thông đặc dị. Điển cố này truyền lại qua nhiều đời, Tỳ Hưu đã bị coi là vật chiêu tiền tài, bảo vật, là loại thú may mắn. Rất nhiều người đeo chế phẩm Tỳ Hưu từ ngọc, đá quý nguyên nhân chính là bởi điển cố này.

Hình dáng bên ngoài

Tỳ Hưu thân hình như hổ báo, đầu đuôi tựa Rồng, một thân vẩy sắc long lanh nào vàng nào ngọc, trên vai mọc ra một đôi cánh to khỏe, mà trên đầu có mọc sừng ngửa ra sau.
Theo <<Sử ký – Ngũ đế bản ký>> có ghi chép rằng, hơn 4000 năm trước, Hoàng Đế thuần dưỡng hổ, báo, Tỳ Hưu cùng quân đội xông pha chiến đấu, đánh bại Viêm đế ở dốc núi Tuyền.

ty-huu-da-ma-nao

Phân loại Tỳ Hưu

Tương truyền Tỳ Hưu là một loại Thần thú hung mãnh, nhưng loại mãnh thú này lại phân chia đực cái, con đực tên là “Tỳ”, còn con cái gọi là “Hưu”.
Tỳ Hưu còn được chia làm hai loại: Tỳ Hưu một sừng và Tỳ Hưu hai sừng. Tỳ Hưu một sừng gọi là “Thiên Lộc” có tác dụng chiêu tài lộc, hai sừng gọi là “Tịch Tà” giúp xua đuổi tà khí.
Thời cổ đại người ta dùng Tỳ Hưu để ám chỉ người chiến sĩ dũng mãnh, nên thường hay lấy tạo hình Tỳ Hưu hai sừng, trong kinh kịch《Thất Nhai Đình · Không Thành Kế · Chém Mã Tắc》Gia Cát Lượng từng có một câu hát “đều là vì chủ Tỳ Hưu”, “Tỳ Hưu” ý chỉ hùng binh. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết mọi người đều bỏ quan niệm này và không còn phân biệt là tỳ hưu một sừng hay hai sừng.

Tạo hình Tỳ Hưu

Bởi đây là loài động vật thần thú trong truyền thuyết, nên không có hình tượng chính thức làm căn cứ, chỉ có thể tùy theo sự tưởng tượng của họa sĩ hay người chế tác, vì vậy Tỳ Hưu có nhiều hình tượng khác nhau, muôn màu muôn vẻ. Trải qua nhiều chuyển biến, Tỳ Hưu hình thái khá là thống nhất, như có đôi cánh ngắn, có sừng, đuôi cong, bờm râu thường nối liền trước ngực hoặc khoang lưng, mắt lồi, răng nanh dài.
Hiệện nay, hình dáng thịnh hành là trên đầu có một sừng , toàn thân có bờm dài, có đôi cánh ngắn, đuôi lông cong lên. Ngọc tạc Tỳ Hưu thường chọn dùng tư thế nằm, miệng ngậm tiền vàng hoặc châu ngọc, cũng có dáng nằm cõng tiền cõng ngọc trên lưng. Ngọc, đá quý Tỳ Hưu rất được ưa chuộng làm trang sức đeo như vòng tay, mặt nhẫn, dây chuyền.

Tỳ hưu ngậm tiền

Tỳ Hưu bí sử

《Hán thư》”Tây Vực truyện” có một đoạn ghi chép: “Nước Ô Qua Sơn Ly (Alexandria Prophthasia – một quốc gia cổ ở Cao nguyên phía đông Iran) có Đào Bát, Sư Tử, Tê Giác”. Mạnh Khang viết: “Đào Bát, mang lành mỗi ngày, tựa như hươu đuôi dài, một sừng được gọi là Thiên Lộc, hai sừng người xưng là Tịch Tà.” loài ấy chính là Tỳ Hưu.
Theo sách cổ ghi chép, Tỳ Hưu là một loại mãnh thú, một trong ngũ đại thần thú thời cổ đại (ngoài ra là Rồng, Phượng Hoàng, Rùa, Kỳ Lân), được gọi là khai tài thần thú. Tỳ Hưu từng là biểu tượng của hai thị tộc thời cổ đại. Truyền thuyết trợ giúp Hoàng đế tác chiến có công, được ban cho phong làm “Thiên Lộc thú” với ý nghĩa Phúc Lộc Trời Ban. Nó chuyên vì Đế Vương thủ hộ tiền tài bảo vậy, cũng là vật tượng trưng cho Hoàng thất, xưng là “Đế bảo”. Lại bởi vì Tỳ Hưu chuyên ăn mãnh thú Tà Linh, nên còn gọi “Tịch Tà”. Học giả phong thuỷ Trung Quốc cổ đại cho rằng Tỳ Hưu là loài Thần thú chuyển họa thành cát.

Một số truyền thuyết về Tỳ Hưu

Chu Vũ Vương

Nhiều năm trước đây, Tỳ Hưu là loài mãnh thú Tây Vực, sinh sống ở Khang Định – một thành phố lịch sử nối liền Tây Tạng với Tứ Xuyên, có khả năng chiến đấu rất mạnh. Năm đó Khương Tử Nha giúp Võ vương phạt trụ, một lần hành quân trên đường ngẫu nhiên gặp một con Tỳ Hưu, nhưng khi đó không ai biết là con vật gì, Khương Tử Nha cảm thấy nó tướng mạo uy mãnh phi phàm, mới nghĩ cách thuần phục nó trở thành vật cưỡi. Mang theo nó đánh trận bách chiến bách thắng. Chu Vũ Vương thấy Tỳ Hưu dũng mãnh thần kỳ như thế, liền ban cho hắn một quan ấn, ấn khắc “Vân”. Vào thời gian đó Khương Tử Nha phát hiện Tỳ Hưu sức ăn kinh người, nhưng lại không thấy đại tiểu tiện. Mà hệ bài tiết duy nhất của nó chính là từ trong da lông toàn thân toát mồ hôi có mùi hương vô cùng đặc biệt, động vật từ bốn phương tám hướng ngửi thấy được loại kỳ hương này liền sôi sục tranh nhau chen lấn, không tự chủ được chạy tới ganh đấu, kết quả ngược lại lại bị Tỳ Hưu ăn.

Chu Nguyên Chương

Chu Nguyên Chương định đô ở Nam Kinh, đào ra một đôi Tỳ Hưu từ dưới lòng đất, mà Tỳ Hưu chính là Cửu Thái Tử của Long Vương, ngài liền sai người ở lập Tỳ Hưu điện bên cạnh Linh Cốc tự cung phụng đôi Tỳ Hưu này. Chu Nguyên Chương định đô Nam Kinh sau muốn tu sửa Trung Sơn môn, nhưng quốc khố cạn kiệt, Thừa Tướng Lưu Bá Ôn (cũng là thầy Phong Thủy) kiến nghị với Chu Nguyên Chương dùng Tỳ Hưu để chiêu tài lộc, Chu Nguyên Chương nghe xong liền cho đặt một cặp Tỳ Hưu to đặt trước cổng thành, kết quả thân sĩ vùng Lưỡng Giang dồn dập đến quyên tiền, xây dựng nên một công trình kiến trúc gỗ đồ sộ, cảnh tượng vĩ đại ấy khiến Chu Nguyên Chương cảm khái vạn phần, ngợi ca rằng: “Thần dân Đại Minh trung tâm như vậy, giang sơn này tất sẽ thịnh vạn năm.”

Càn Long

Tỳ Hưu, còn gọi là Tịch Tà, là một loại Thần Thú có linh tính trong truyền thuyết Trung Hoa cổ đại, tên như ý nghĩa, mọi người hy vọng sẽ sử dụng sức mạnh của Tỳ Hưu để xua đuổi ma quỷ và loại bỏ những điều xấu xa. Hiện nay, có thể thấy hình tượng nghệ thuật của Tỳ Hưu được phác họa đầu tiên là từ thời nhà Hán, đa số là thú bốn chân có cánh và có nguồn gốc từ Tây Á. Đến thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, hình tượng Tỳ Hưu càng thêm khái quát trừu tượng, mà mọi người càng có hứng thú với trang sức tạc hình Tỳ Hưu. Từ hình tượng tỳ hưu được khắc ra từ đá còn sót lại, có thể thấy được ngoại hình có đường cong đẹp đẽ, ngẩng đầu ưỡn ngực,miệng há to, khí vũ hiên ngang.
Đến thời Đại Đường,Tỳ Hưu lại ít xuất hiện, cho đến nhà Thanh thời kì Càn Long, bởi vua Càn Long thích đồ cổ, mà đối với Cổ Ngọc lại càng say mê yêu thích, Trên ngọc Tỳ Hưu cổ được cất giữ trong cung ta có thể nhìn thấy những bài thơ ngự chế do chính ông tự mình khắc lên đủ để thấy được sự yêu thích và coi trọng của ông với Tỳ Hưu.

Bảo tàng cố cung Đài Bắc có lưu giữ một con Tỳ Hưu ngọc từ thời nhà Hán, ở phía trước thì Tỳ Hưu được khắc một bài thơ ngự chế, phía dưới được phối thêm đế hai tầng làm bằng gỗ tử đàn, tầng trên khắc “Càn Long ngự ngoạn”, tầng dưới đề thơ ngự chế giống với bài khắc trên ngực. Và một con Tỳ Hưu ngọc niên đại nhà Hán khác được lưu trữ ở bảo tàng cố cung, phía trên có khắc dòng chữ “Ất Tỵ niên Càn Long ngự đề”. Yêu thích và tán thưởng đồ cổ là vậy nhưng đồng thời Càn Long cũng ra lệnh cho những người thợ thủ công của mình mở ra “phỏng cổ” , dựa theo hình tượng hình tượng thần thú từ thời Nam Bắc triều để tạo ra những tác phẩm mới.

ty-huu

Ý nghĩa phong thủy

Trong phong thủy, Tỳ Hưu là linh vật mang lại may mắn về tài lộc, sức khỏe, công danh sự nghiệp và trấn trạch trừ tà khí, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà.
Ngoài ra, Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giải “Ngũ hoàng Đại sát” – một sát tinh trong phong thủy thường gây điều bất lợi cho các thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận.

Cách chọn lựa vật phẩm Tỳ Hưu

Để phát huy cao nhất tác dụng của Tỳ Hưu, những kiến thức như Tỳ Hưu phải được làm từ ngọc, đá quý tự nhiên, miệng phải rộng, mông phải to,… là những điều cơ bản đầu tiên ai cũng cần phải biết. Nhưng để phát huy tối đa năng lượng mà Tỳ Hưu đem lại thì bạn hãy lựa chọn Tỳ Hưu có màu sắc hợp với mệnh của bạn.
Nhắc tới phong thủy, người ta thường nhắc ngay tới yếu tố Ngũ hành. Ngũ hành tạo nên bởi năm yếu tố: Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ. Đây cũng là những yếu tố hình thành nên vạn vật trong trời đất. Ngũ hành tương sinh, tương khắc lẫn nhau, hay nói cách khác là có thể hỗ trợ hay áp chế nhau nhằm đảm bảo tính cân bằng, hài hòa của vũ trụ.
Mỗi một yếu tố trong ngũ hành lại ứng với một mệnh, và mỗi một mệnh lại được đại diện bởi những màu khác nhau. Việc chọn màu Tỳ Hưu hợp với mệnh của bạn sẽ giúp cho năng lượng của cả hai tương sinh, tương hợp lẫn nhau, giúp cho Tỳ Hưu phát huy được tối đa năng lượng của mình, cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể đón nhận được nhiều tài lộc, may mắn hơn.
Bởi vậy bạn hãy chọn Tỳ Hưu có màu sắc tương sinh với mệnh, tiếp đến mới là những loại có màu tương hợp với mệnh của bạn. Tuyệt đối tránh chọn Tỳ Hưu có màu của mệnh tương khắc với mệnh của mình.

ty-huu-thach-anh-toc

Lưu ý khi sử dụng

Trang sức Tỳ Hưu có rất nhiều loại như vòng tay Tỳ Hưu, dây chuyền Tỳ Hưu, các phụ kiện khác mang hình Tỳ Hưu cũng rất đa dạng như móc khóa, dây treo xe hơi… Đây là những món trang sức, phụ kiện mà chúng ta luôn mang theo bên mình. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý để tránh một vài điều kiêng kỵ sau đây:

  • Tránh việc sờ, chạm hoặc để người khác sờ, chạm vào các bộ phận tài lộc của Tỳ hưu là mắt, mũi, răng, miệng, sừng Tỳ Hưu. Điều này làm tổn hại đến Tỳ Hưu vì chúng được ví như linh vật có hồn.
  • Không mang theo Tỳ Hưu khi quan hệ vợ chồng, khi tắm rửa vệ sinh cá nhân (điều này không tốt với Tỳ Hưu cũng như các chất hóa học trong dầu tắm, xà phòng cũng ảnh hưởng đến bề mặt vật liệu làm Tỳ Hưu)
  • Không dùng Tỳ Hưu làm trang sức cổ chân.
  • Tránh làm rơi rớt xuống những nơi ô uế, dơ bẩn.
  • Tránh đem cho, tặng hoặc bán Tỳ Hưu đã sử dụng cho người khác.

Nếu không sử dụng Tỳ Hưu phong thủy, cách tốt nhất là bảo quản sạch sẽ trong hộp hoặc túi đựng, hoặc đặt trên bàn làm việc cũng rất tốt.
Để được tư vấn chọn lựa tỳ hưu chính xác hợp cung hợp mệnh tốt cho gia chủ, các bạn có thể liên lạc và nhận tư vấn miễn phí tại:
Đá Phong Thủy Đại Uy
UY TÍN CHẤT LƯỢNG – MANG THỊNH VƯỢNG ĐẾN
Fb: https://www.facebook.com/uydaphongthuy
Fan page: https://www.facebook.com/Trangsucdaphongthuydaiuy
Instagram: https://www.instagram/daiuy_jewelry/
SĐT: 01695058626
Địa chỉ: 3/1407 Giải Phóng – Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

%d bloggers like this:
zalo
facebook-messager