Tỳ hưu là một trong chín loài con của Rồng, tập hợp những điểm đẹp nhất của các loài thú khác. Tỳ hưu có miệng rộng, mông to, thích ăn vàng bạc châu báu nhưng lại không có hậu môn, nên chỉ ăn vào mà không thoát ra. Do vậy có tác dụng CHIÊU TÀI, GIỮ LỘC. Ngoài ra Tỳ hưu chuyên hút tinh huyết của loài yêu ma nên khi mang bên mình còn có tác dụng HỘ MỆNH, TRỪ TÀ. Đặc biệt Tỳ hưu ruby Lục Yên là một chất đá năng lượng mạnh dành chung cho mọi loại mệnh (Đa mệnh).
Đôi điều về linh vật Tỳ hưu
Cách đây rất lâu sử sách đã ghi chép lại cuộc chiến chống nhà Nguyên của Đại Minh Thái Tổ Cao Hoàng Đế (Chu Nguyên Chương) để thống nhất Trung Hoa vào giữa thế kỷ 14. Cuộc chiến này kéo dài từ tháng này qua năm nọ khiến nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi, dẫn đến ngân khố triều đình cạn kiệt. Đúng lúc này nhà vua được báo mộng, mơ thấy con vật đầu rồng, có sừng, mình sư tử, có cánh, trông rất dữ tợn xuất hiện ngoài chánh điện, đang nuốt nhanh những thỏi vàng rồi mang vào trong cung.
Điểm đặc biệt là con vật không ăn gì khác ngoài vàng bạc, châu báu và cứ thấy nó ăn mãi, ăn mãi mà chẳng thoát ra dù cái bụng no căng như muốn sắp vỡ. Nhà vua nhận ra rằng vì con vật này không có hậu môn nên vàng bạc chẳng thể thoát nổi ra ngoài khiến vua vui mừng mà bừng tỉnh.
Ngay ngày hôm sau, vua cho gọi các cao tăng vào giúp giải mã giấc mộng kỳ lạ của mình. Chiếu theo phong thủy, nơi con vật ấy xuất hiện thuộc cung tài, đất ấy là đất linh. Biết thiên mệnh thuộc về mình, nhà vua tin rằng ông trời đang giúp mình lập nghiệp lớn và thời khắc khó khăn này ắt sớm trôi qua. Vua cho xây một cổng thành lớn hướng Bắc-Nam, ngay tại cung tài nơi con vật xuất hiện trong giấc mộng. Vua còn cho thợ giỏi nhất trong thành tạc lại tượng con vật này bằng ngọc phỉ thúy, đem đặt ở đây. Từ đó, ngân khố gia tăng, vua giải quyết được các vấn đề trong dân chúng, lại tuyển mộ thêm binh lính đánh đuổi nhà Nguyên, triều đại nhà Minh ngày càng hùng mạnh.
Tỳ hưu trong phong thủy
Nhận thấy sức mạnh kỳ diệu của con vật này mang lại, nhà vua đã ban lệnh cấm các hoàng tử, công chúa, quan lại trong triều đình và cả thường dân không được phép đặt tượng con vật này trong nhà. Bất cứ ai thỉnh con vật này đều mang tội phạm thượng, bị xử chém đầu và tru di tam tộc. Thế nhưng sự mầu nhiệm của con vật này khiến các quan lại và những người giàu có vẫn bất chấp chiếu chỉ, bí mật nhờ các thợ giỏi tạc tượng con vật này đem giấu kín trong nhà để chiêu hút thật nhiều tài lộc.
Sau này, khi người Mãn Thanh lật đổ nhà Minh và lập nên nhà Thanh, các vị Hoàng đế triều Thanh vẫn hết sức tin vào quyền năng của con linh vật này và đặt tên là Tỳ Hưu. Hầu hết các bức tượng Tỳ Hưu đều được nhà vua và quan lại giàu có các triều đại tạc bằng các loại đá quý hiếm mà thời đó hay dùng như Bạch Ngọc hay Ngọc Phỉ Thúy. Vì ai cũng quan niệm rằng đá càng quý càng linh nghiệm.
Cho đến ngày nay, quan niệm này vẫn rất đúng vì nếu linh vật Tỳ hưu mà được tạc bằng hàng giả như nhựa, thủy tinh, bột ép thì chẳng khác nào giấc mộng năm đó của nhà vua là giả. Và giấc mộng giàu sang là ước mơ xa vời mà bất cứ chúng ta không ai chạm tới được nếu không biết tìm chiếc chìa khóa thật sự để mở ra kho báu mà ngàn xưa đã để lại.
Hiểu sâu về công dụng của đá Ruby
Hồng ngọc có tên tiếng Anh là Ruby, xuất phát từ ruber trong tiếng La Tinh có nghĩa là “màu đỏ”. Ruby là một loại đá quý thuộc loại khoáng chất Corundum. Chỉ có những corundum màu đỏ mới được gọi là hồng ngọc, các loại corundum khác được gọi là Sapphire. Màu đỏ của hồng ngọc là do thành phần nhỏ của nguyên tố Crom lẫn trong ngọc tạo nên. Hồng ngọc trong tự nhiên rất hiếm, các loại hồng ngọc được sản xuất nhân tạo tương đối rẻ hơn.
Hồng ngọc có độ cứng rất cao là 9 theo thang Mohs. Ruby được chia làm 2 loại là Ruby thịt và Ruby sao. Trong đó, Ruby thịt là loại bình thường, không có hiệu ứng sao trên bề mặt. Còn Ruby sao khi được soi đèn sẽ xuất hiện các tia sáng lấp lánh, tạo ra hình ngôi sao 6 cánh. Và lẽ dĩ nhiên, đá Ruby sao bao giờ cũng được coi trọng, đắt giá hơn so với Ruby thịt.
Theo tài liệu nghiên cứu, ngoại trừ châu Nam Cực ra các châu khác đều có mỏ Ruby. Tuy nhiên chỉ có Ruby từ châu Á mới được ưa chuộng, đặc biệt ở Myanma, Thái Lan và Sri Lanka. Đây là các nước xuất khẩu quan trọng nhất. Ruby cũng được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Việt Nam. Ruby từ châu Phi (Kenya, Tanzania…) cũng có giá trị cao. Bắc Mỹ (Bắc Carolina), Nam Mỹ (Colombia) và ở Úc chỉ có ít quặng mỏ Ruby. Ở châu Âu người ta cũng đã phát hiện loại đá quý này ở Phần Lan, Na Uy và Macedonia.
Đá quý ruby
Ở Ruby hội tụ đủ mọi phẩm chất của một viên đá quý. Màu sắc long lanh, độ bền cao, cứng, hiệu ứng quang học đặc biệt, mang sắc đỏ may mắn của tâm linh. Do đó, chúng rất được ưa chuộng.
Từ xa xưa, Ruby trong gia đình đá quý đã được coi như một loại thuốc quý giá. Có khả năng ngăn ngừa các căn bệnh nặng và tích lũy năng lượng tích cực cho cơ thể. Người xưa tin rằng loại đá này có khả năng đuổi khỏi cơ thể mọi loại bệnh tật và giữ gìn sức khỏe. Ngày nay, các bác sĩ trị liệu cũng đá chứng minh ruby có vai trò to lớn. Trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh khác nhau như tim, não,khớp. Loại đá này cũng giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, ngăn ngừa chứng mất ngủ. Và các cơn động kinh, giúp ngủ ngon và ảnh hưởng tốt đến hệ thần kinh.
Phân biệt Tỳ hưu Ruby thật – giả trên thị trường
Tỳ hưu Ruby xử lý nhiệt: Chẳng có cách nào cho người thường phân biệt. Cách duy nhất là soi kính hiển vi, nhận biết nhờ tạp chất bị biến mất. Tuy nhiên việc phân biệt này cũng không quan trọng lắm, vì xử lý nhiệt rất bền, ít ảnh hưởng giá trị đá.
Tỳ hưu đá giả Ruby. Một số loại đá thường bị nhầm với Ruby như Garnet, Tourmaline đỏ, Spinel. Đây cũng là những loại đá tự nhiên khá quý hiếm, giá trị cao. Nên đề nghị người bán làm kiểm định để nhận biết.
Tỳ hưu Ruby phủ thủy tinh chì: Đây là kiểu xử lý rất phổ biến vì giá thành rẻ. Ruby phủ thủy tinh có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Lấy đèn pin điện thoại soi, nếu bên trong có bong bóng. Các vết rạn không rõ nét, đá trong mờ thì đó là Ruby đã phủ thủy tinh. Cần lưu ý là Ruby phủ thủy tinh có giá rất rẻ so với Ruby sống và Ruby đốt có cùng chất lượng.
Phân biệt tỳ hưu giả
Tỳ hưu Ruby nhuộm ở Việt Nam không phổ biến lắm. Loại này chủ yếu có ở Ấn Độ. Màu nhuộm trông rất tươi, giống màu đỏ cờ. Những khe nứt thường có màu đậm hơn những chỗ khác, do có màu nhuộm len vào. Khi lấy Axeton (thuốc tẩy sơn móng tay) quệt qua sẽ thấy màu nhuộm dính ra tay.
Tỳ hưu Ruby nhân tạo: Hàng này trong vắt, đỏ đậm đẹp, không tỳ vết, nhìn cái là biết liền. Ruby tự nhiên nhìn chung không bao giờ đạt được chất lượng đó. Mà nếu có thì chắc cũng không ai đủ tiền mua.
Tỳ hưu Ruby giả: Có thể là thủy tinh, nhựa, thạch anh bắn màu. Loại này phân biệt tương tự Ruby nhân tạo.
Thế nhưng lời khuyên tốt nhất dành cho bạn khi có ý định mua đá Ruby đó là hãy đến các cửa hàng đá quý uy tín. Có giấy kiểm định rõ ràng để có những lựa chọn tốt và yên tâm nhất cho bản thân mình.
Cách bảo quản Tỳ hưu Ruby
Không nên đeo trang sức liên tục cả ngày, mà lúc đi tắm, đi ngủ nên bỏ ra. Nhất là khi hoạt động mạnh, chơi thể thao, làm công việc nặng. Như vậy vừa đỡ vướng víu. Lại vừa tránh cho đá bị tiếp xúc với mồ hôi cơ thể quá lâu. Dẫn đến bám bẩn. Khi không đeo, nên cất giữ đá trong hộp đựng trang sức chia nhiều ngăn. Vừa tránh thất lạc, vừa giúp đá không bị xước.
Tránh tiếp xúc với các hóa chất như xà bông, sữa tắm. (Các chất tẩy sẽ ăn mòn bề mặt đá, làm cho đá bị xỉn màu) hoặc các loại mỹ phẩm. Vì một số thành phần hóa học trong mỹ phẩm có thể phản ứng với đá làm biến màu hoặc bám bẩn trên bề mặt đá.
Không nên xếp lẫn lộn các loại trang sức đá khác nhau vào cùng một chỗ. Do mỗi đá đều có độ cứng khác nhau. Nên đá cứng hơn có thể làm xước bề mặt của các đá mềm. Khi đi bơi, tắm biển, lau dọn nhà cửa, rửa bát, giặt giũ, uốn, nhuộm, ép tóc. Nên tháo trang sức đá để tránh các loại hóa chất tiếp xúc với đá, có thể làm mờ đá. Đối với các đá có độ trọng, được mài giác với nhiều mặt cắt thì nên thường xuyên dùng bông mềm. Lau sạch bụi bẩn phía mặt sau viên đá, giúp viên đá luôn sạch và bắt sáng nhất.
Bảo quản linh vật phong thủy khác
Đối với các sản phẩm linh vật phong thủy nói riêng và các loại đá tạc nói chung. Do bề mặt sản phẩm không bằng phẳng nên dễ bị bám bẩn ở các khe, kẽ đá. Khi đó có thể lấy bông mềm thấm dầu bóng tóc (hoặc các loại dầu khác) để lau chùi sản phẩm. Sau đó để khô tự nhiên, đá sẽ bóng đẹp như ban đầu.
Tuyệt đối tránh đánh rơi trang sức đá. Vì ngay cả những viên đá có độ cứng cao thì vẫn rất dễ vỡ khi bị đánh rơi. Đặc biệt, tránh để đá tự nhiên tiếp xúc với nhiệt độ cao (Hơ lửa, đèn khò, nồi hơi…). Vì bên trong đá tự nhiên luôn có tạp chất, khi nhiệt độ cao, các thành phần trong lòng đá giãn nở khác nhau. Có thể gây nứt vỡ đá. Ngoài ra, với các loại đá đã được xử lý phủ thủy tinh, nhuộm màu… Thì tiếp xúc với nguồn nhiệt có thể làm thay đổi màu đá, rỗ bề mặt đá…
Hướng dẫn sử dụng Tỳ hưu và điều cần kiêng cữ
Cách đeo Tỳ hưu:
Tỳ hưu đeo cổ miệng nhất định phải hướng lên trên, không đeo Tỳ hưu chúc đầu xuống dưới.
Tỳ hưu đeo nhẫn quay ngang hoặc hướng miệng về phía móng tay, không hướng vào trong lòng bàn tay.
Tỳ hưu là thần thú đặc biệt khi sinh ra không có lỗ thoát. Nên được coi là vật chiêu tài và giữ lộc cho chủ nhân. Nên kiêng kị dùng Tỳ hưu bị khoan đít, sai hoàn toàn về phong thủy, đeo sẽ thoát lộc.
Tỳ hưu cho trẻ con: Nhiều người không dám cho trẻ con đeo Tỳ hưu. Vì sợ linh vật dữ dằn, ảnh hưởng tới bé. Thực ra điều này không đúng. Có thể cho trẻ nhỏ đeo Tỳ hưu, đặc biệt với các bé hay quấy khóc. Lúc này Tỳ hưu có tác dụng trừ tà, giúp các bé ngủ ngon, bớt quấy hơn.
Những điều cần kiêng kị:
Tỳ hưu là thần thú thiêng liêng, vợ chồng đi ngủ nên tháo ra.
Kiêng sờ vào miệng Tỳ hưu của người khác, kẻo bị hút mất lộc.
Tránh để lâu trong những khu vực nhiều khí âm như WC, nhà tắm.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tỳ hưu ruby Lục Yên”